DI ĐỘNG XƯƠNG BÁNH CHÈ

1. Tổng quan: Di động xương bánh chè để phòng ngừa và chống dính do bất động như sau cố định, phẫu thuật và để tạo thuận cho vận động tốt hơn. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật:

– Di động tối đa trong vùng mà xương bánh chè bị giới hạn, kỹ thuật tập có thể gây khó chịu nhưng không gây đau cho bệnh nhân.

– Không đè, ấn xương bánh chè xuống

– Không cố di động tối đa xương bánh chè nếu có xưng nề vì xưng nề sẽ làm hạn chế vận động của xương bánh chè và khớp gối. Hãy đối chiếu với bên không tổn thương để định hướng cho vận động: mức độ, vị trí, các hướng

– Kỹ thuật di động nên nhịp nhàng, từ từ vì tốc độ của vận động không quan trọng

– Giữ cho cơ tứ đầu thư giãn trong khi đi động xương bánh chè, vì cơ tứ đầu đùi co sẽ làm khóa xương bánh chè và làm hạn chế vận động của cả các tổ chức xung quanh

– Thời gian tập vận động một lần từ 5 đến 15 phút, mỗi ngày 3 đến 4 lần, khi thực hiện kỹ thuật có thể sẽ gây khó chịu cho bênh nhân nhưng không được gây đau

2. Chống chỉ định:

– Không di động nếu có bán trật hoặc trật xương bánh chè

– Không di động nếu mới phẫu thuật điều trị tổn thương gân cơ tứ đầu hoặc xương bánh chè trừ khi đã có hội chẩn với bác sỹ chấn thương chỉnh hình

– Không di động khi có gãy xương

– Không tập di động nếu có nhiễm trung cấp tính, có u ác tính di căn

3. Các kỹ thuật :

3.1 Lượng giá xương bánh chè :

– Trượt là di chuyển (di động) nhẹ nhàng và liên tục. Di chuyển hoặc trượt xương bánh chè theo các hướng khác nhau, bao gồm:

– Trượt vào trong: Di chuyển xương bánh chè về phía đường giữa của cơ thể

– Trượt ra ngoài: Di chuyển xương bánh chè ra xa đường giữa của cơ thể

– Trượt lên trên: Di chuyển xương bánh chè lên phía trên của cơ thể – Trượt xuống dưới : Di chuyển xương bánh chè xuống phía bàn chân – Gân bánh chè : Đánh giá vận động của gân bánh chè vào trong và ra ngoài

– Vùng trên: Đánh giá vận động ở vùng phía trên của xương bánh chè

3.2 Trượt vào trong: Khi dây chằng bên ngoài xương bánh chè bị căng, bạn có thể cảm thấy xương bánh chè bị nghiêng ra ngoài. Khi bạn di động xương bánh chè ra ngoài, các cấu trúc bên đối diện cũng được vận động, đó là dây chằng ngoài xương bánh chè, phía ngoài của gân cơ tứ đầu và gân xương bánh chè. Để di động xương bánh chè vào trong hãy đặt ngón tay của bạn ở bờ ngoài của xương bánh chè sau đó đẩy xương bánh chè vào phía trong đến vị trí giới hạn di động của xương bánh chè.

3.3 Trượt vào trong và nghiêng: Khi dây chằng phía ngoài xương bánh chè bị căng bạn sẽ có cảm giác xương bánh chè bị nghiêng ra ngoài. Giảm vận động hoặc xương bánh chè bị nghiêng là có chỉ định của kỹ thuật đi động này. Kết hợp trượt và nghiêng xương bánh chè vào trong như trong hình bên.

3.4 Trượt ra ngoài: Bạn có thể di chuyển xương bánh chè ra phía ngoài theo cách gần giống như di chuyển vào trong bằng cách đặt các ngón tay của bạn ở bờ trong của xwong bánh chè sau đó đẩy xương bánh chẻ ra phía ngoài.

3.5 Trượt xuống dưới: Đặt các ngón tay của bạn lên đỉnh của xương bánh chè rồi đẩy nhẹ và liên tục xuống dưới về phía bàn chân cho đến khi xương bánh chè không di chuyển thêm được nữa. Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự làm bắng cách dùng phần “gót” của bàn tay đặt lên đỉnh của xương bánh chè rồi làm như trên. Người ta thấy rằng xương bánh chè di chuyển xuống dưới ít hơn vào trong hoặc ra ngoài.

Trượt xương bánh chè xuống dưới có thể sẽ dễ hơn khi đặt dưới khoeo một khăn mặt nhỏ cuộn lại để giữ cho khớp gối hơi gấp, tư thế này tạo thuận cho xương bánh chè di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên tư thế này cũng có thể sẽ làm căng tổ chức xung quanh ngăn cản xương bánh chè di chuyển. Tác giả cho rằng với khớp gối hơi gấp xương bánh chè di chuyển xuống dưới sẽ dễ hơn.

3.6 Trượt lên trên: Trượt xương bánh chè lên trên rất giống với kỹ thuật trượt xuống dưới, chỉ khác là bạn làm di chuyển xương bánh chè lên phía trên đầu chứ không phải xuống dưới chân. Cũng giống như trượt xuống dưới nếu đặt một khăn mặt cuộn nhỏ dưới khoeo giữ khớp gối hơi gấp thì có thể sẽ làm di chuyển xương bánh chè lên trên dễ dàng hơn .

3.7 Di động gân xương bánh chè: Gân xương bánh chè là một tổ chức mô mềm nối xương bánh chè với xương chày, nó bám vào đỉnh của xương bánh chè xuống bờ dưới rồi bám vào lồi củ của xương chày. Gân bánh chè có chức năng hỗ trợ duỗi khớp gối của cơ tứ đầu đùi. Vùng xung quanh gân xương bánh chè là tổ chức liên kết thông thường. Xác định gân xương bánh chè bằng cách xác định bờ trong và bờ ngoài của xương rồi sờ xuống phần dưới thấp hơn, khi bạn không còn cảm giác là xương nữa mà thay vào đó là tổ chức mô mềm giống như dây thừng. Nếu bạn làm căng cơ tứ đầu bạn sẽ có cảm giác sờ thấy gân xương bánh chè. Đặt một ngón tay phía bên ngoài và một ngón phía bên trong gân xương bánh chè rồi di động vào trong và ra ngoài đến mức tối đa có thể.

3.8 Di động gân cơ tứ đầu và vùng trên xương bánh chè: Gân cơ tứ đầu đùi nối cơ tứ đầu đùi với xương bánh chè, nó nằm ngang qua túi trên của xương bánh chè, tác dụng làm duỗi bao khớp gối, đây là vùng thường xuất hiện xưng nề đầu tiên. Để di động những cấu trúc này hãy đặt các ngón tay lên phía trên xương bánh chè rồi di động vùng tổ chức đó từ bên này sang bên kia như là bạn đang xoa bóp cơ ngay phía trên xương bánh chè. Gân cơ tứ đầu và tổ chức phía trên xương bánh chè là loại cấu trúc không dễ sờ nắn được và cũng khó phân biệt hai tổ chức đó với nhau do đó bạn đứng phân vân quá khi không nhận thẫy rõ ràng tổ chức đó thuộc về cài gì trong khi thực hiện kỹ thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!