Kỹ thuật điều trị bằng Siêu âm

I. ĐỊNH NGHĨA :

  • Siêu âm là sóng âm có tần số lớn hơn 20.000 Hz.

II. MỤC ĐÍCH :

  • Tạo hiệu ứng cơ học, hiệu ứng hóa học và hiệu ứng nhiệt.

III. CHỈ ĐỊNH :

1. Các bệnh co thắt do thần kinh :

            – Co thắt phế quản: hen phế quản, viêm phế quản co thắt

            – Co thắt các mạch máu ngoại vi: hội chứng Raynaud

            – Co thắt cơ do đau, do lạnh.

            – Đau do phản xạ thần kinh, do viêm dây thần kinh.

2. Các bệnh có nguyên nhân giảm dinh dưỡng chuyển hóa: các vết thương, vết loét, các vùng sẹo xấu kém nuôi dưỡng.

3. Các vùng sưng nề do chấn thương giai đoạn hấp thu dịch nề, do các ổ viêm cũ.

4. Siêu âm dẫn thuốc: dưới tác dụng của siêu âm làm tăng tính thấm và khuếch tán của các ion qua các màng bán thấm. Lợi dụng tác dụng này, người ta pha các thuốc vào chất tiếp xúc giữa đầu phát siêu âm và da rồi dùng siêu âm đưa thuốc vào tại chỗ. Các ion thuốc được đẩy vào và tích lũy lại trên biểu bì và khuếch tán dần vào cơ thể giống như làm điện di ion thuốc bằng dòng một chiều. Các thuốc thương dùng là mỡ Hydrocortisol, mỡ profenit, mỡ kháng sinh…

5. Siêu âm tạo khí dung trong điều trị các bệnh mũi, họng, đường hô hấp.

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH :

  • Các vùng không được điều trị bằng siêu âm: não, tủy sống, cơ quan sinh dục, thai nhi.
  • Vùng điều trị có mang các vật kim loại, hoặc vật rắn ( đinh, nẹp, vít… ) do chúng có hệ số hấp thu siêu âm cao.
  • Các khối u ( kể cả u lành và ác tính )
  • Giãn tĩnh mạch và viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Các vùng đang chảy máu và nguy cơ chảy máu như: dạ con thời kỳ kinh nguyệt, chảy máu dạ dày, các vết thương mới, các chấn thương có tụ máu…
  • Các ổ viêm nhiễm khuẩn vì có thể làm vi khuẩn lan rộng.
  • Giãn phế quản: không điều trị vào vùng liên sống bả.

V. NGƯỜI THỰC HIỆN : Kỹ thuật viên đã được đào tạo và thành thạo kỹ thuật

VI. CHUẨN BỊ:

1. Dụng cụ:

  • Máy siêu âm
  • Dây dẫn
  • Đầu phát sóng
  • Gel
  • Giường
  • Gối
  • Ghế

2. Người bệnh :

  • Thông báo giải thích rõ ràng, có sự thông cảm để người bệnh yên tâm và phối hợp
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp

VII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

  1. Kiểm tra máy, dây dẫn,nguồn điện
  2. Để người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế, bộc lộ vùng điều trị
  3. Tư thế kỹ thuật viên : ngồi cạnh bệnh nhân
  4. Chọn thuốc hoặc gel dẫn, đầu phát sóng
  5. Xoa thuốc/ gel lên mặt da vùng điều trị và đầu phát sóng
  6. Vận hành máy, chọn dòng và cường độ điều trị
  7. Đặt đầu phát sóng và di chuyển đầu phát sóng đều, liên tục trên mặt da theo hình xoáy ốc
  8. Hỏi cảm giác bệnh nhân : ấm vừa phải là được
  9. Hết giờ vặn cường độ về 0, tắt máy
  10. Nhấc đầu phát sóng ra khỏi da, lau sạch gel trên da và đầu phát sóng
  11. Dặn dò bệnh nhân, thu dọn dụng cụ

VIII. THEO DÕI SAU KHI TIẾN HÀNH KỸ THUẬT:

  • Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi điều trị
  • Theo dõi phát hiện dị ứng và các dấu hiệu bất thường khác
  • Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ

IX. GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH NHÂN:

  • Ngày điều trị, giờ điều trị.
  • Tình trạng người bệnh trong và sau khi điều trị.
  • Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh

X. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý :

Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể xảy ra như : bỏng, kích ứng da… nếu thấy có gì bất thường báo cáo nhân viên y tế ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!