Thực hiện kỹ thuật vỗ long đờm như thế nào?

Thực hiện vỗ long đờm bằng kỹ thuật AFE – Phòng khám chú Trưởng

Đ/c: CS1: số 7 ngõ 161, Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Cs2: A16TT14 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội (đi từ ngõ 196 đường Chiến Thắng). Hotline: 0932865115

– Thời gian thực hiện vỗ rung long đờm trong mỗi lần điều trị là khoảng 10-15 phút. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé mà Bác sĩ sẽ chỉ định số lần thực hiện điều trị.

– Cha/mẹ nên cho bé nhịn ăn trước khi thực hiện kỹ thuật khoảng hai giờ, nên khí dung cho trẻ trước khi đến để làm đờm loãng ra, dễ dàng tống xuất hơn. Sau khi thực hiện kỹ thuật này, cha/mẹ nên ôm ấp vỗ về để bé giảm khóc, giảm có chịu và sau khoảng 10 phút mới cho bé bú, ăn.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé mà Bác sĩ sẽ chỉ định số lần thực hiện điều trị cho bé. Thông thường, thời gian thực hiện vỗ rung long đờm cho bé là khoảng 10-15 phút mỗi lần, gồm các bước sau:

1. Thông mũi họng

  • Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn, mẹ đứng phía chân trẻ, giữ hai tay bé.
  • Chuyên viên vật lý trị liệu (VLTL) để trẻ nằm nghiêng đầu về một bên, dùng nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%) bơm vào phía trên lỗ mũi, tạo dòng chảy liên tục từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới, nhằm làm đàm nhớt loãng ra để dễ dàng đưa đàm nhớt và đưa các chất tiết ra ngoài qua khoang mũi dưới.

2. Hỉ mũi

  • Giúp tống xuất đờm nhớt tại vùng mũi – trên hầu họng ra ngoài.
  • Thực hiện bằng cách bịt lỗ mũi trên đồng thời dùng ngón tay trỏ đóng kín miệng trẻ lại khiến đờm sẽ được tống xuất ra lỗ mũi dưới, dùng giấy mềm lau sạch, tiếp tục bơm nước muối và hỉ mũi cho đến khi thấy không còn dịch mũi chảy ra.

3. Thông mũi họng ngược dòng

Cho trẻ nằm ngửa, chuyên viên VLTL dùng ngón tay cái và trỏ của hai bàn tay đóng kín miệng trẻ lại khi trẻ hít vào, để đờm dãi và các chất tiết còn sót lại trong khoang mũi xuống họng.

Khi thấy trẻ chuẩn bị thở ra, chuyên viên VLTL dùng ngón cái đặt dưới góc lưỡi rồi nhẹ nhàng di chuyển lên phía cằm để đưa đàm nhớt và các chất tiết từ hầu họng ra khỏi miệng trẻ.

4. Kích thích ho, khạc đờm

Khi đờm dãi nằm trên cổ họng hoặc trong miệng mà trẻ không tự tống ra được, chuyên viên VLTL sẽ dùng ngón tay cái đặt trên khí quản, ở khoảng giữa sụn giáp và khuyết ức, các ngón còn lại đặt sau cột sống cổ, sau đó dùng ngón cái tác động một lực nhẹ nhàng theo hướng đi xuống và lên phía cằm, trẻ sẽ ho và tống xuất đờm.

5. Chặn gốc lưỡi

  • Giúp đẩy đàm từ vùng hầu họng ra khỏi miệng.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, ở đầu thì hít vào dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, đồng thời tay kia dùng ngón tay cái chặn ngay góc lưỡi lại cho trẻ hít đờm giãi xuống miệng
  • Thực hiện tương tự với lỗ mũi còn lại.
  • Khi quan sát thấy trẻ chuẩn bị thở ra, chuyên viên VLTL dùng ngón cái đặt dưới gốc lưỡi rồi dùng lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đàm nhớt và các chất tiết từ hầu họng ra khỏi miệng nhờ lực đẩy của dòng không khí đang thở ra.

6. Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra AFE (Acceleration du Flux Expiratoire)

  • Được thực hiện nhằm tống xuất đờm nhớt còn lại ở phần gần đường dẫn khí như khí quản và phế quản lớn. Kỹ thuật này tạo ra một lực đẩy mạnh luồng không khí trong phổi ra ngoài với vận tốc gần như vận tốc của cơn ho.
  • Chuyên viên VLTL đặt một tay ở xương sườn cuối, tay còn lại đặt trên ngực trẻ. Khi trẻ bắt đầu thở ra, kỹ thuật viên sẽ trợ giúp một lực nhẹ nhàng đến khi trẻ gần kết thúc thì thở ra.
  • Động tác trên sẽ thực hiện 5 lần, sau đó sẽ kích thích ho để tống đờm nhớt ra ngoài

– Khi thực hiện phương pháp vỗ rung long đờm trẻ thường sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu ngay từ khi bơm nước muối vào mũi. Các thao tác của kỹ thuật thực hiện với 4 bước trên hoàn toàn không làm trẻ đau. Tuy nhiên, chính phản xạ khóc của trẻ giúp việc tống xuất đờm dễ dàng hơn, trẻ càng khóc lớn, đờm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh. Nếu trẻ khóc nhiều hơn, rất có thể co thắt đường thở, lúc này chuyên viên VLTL cùng cha/mẹ sẽ vỗ về trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn và dễ dàng thực hiện kỹ thuật.

Lưu ý: Cha/mẹ tuyệt đối không làm theo kỹ thuật nếu chưa được đào tạo chuyên môn, nếu thực hiện sai có thể gây nguy hiểm cho con!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!