Phòng vật lý trị liệu nhi – vỗ rung long đờm chú Trưởng; Đ/c: Số 7 Ngõ 161 đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội; Hotline: 0932865115
1. Định nghĩa
– Xơ hoá cơ ức đòn chũm là tình trạng xơ hoá một phần cơ ức đòn chũm do tư thế bào thai hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ
– Hậu quả của khuyết đối với sự phát triển và hòa nhập của TKT
Vận động: Trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm đi lại có thể bị lệch người do hậu quả vẹo cột sống
Tâm lý: Trẻ, người lớn xơ hóa cơ ức đòn chũm không được PHCN sớm thường có cảm giác tự ti, xấu hổ, không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động như vui chơi, học hành, thể dục thể thao, tìm kiếm việc làm và xây dựng gia đình
Việc làm: Người lớn bị xơ hóa cơ ức đòn chũm nếu không được PHCN sớm có thể gặp khó khăn trong kiếm việc làm do hình thức nên khó được chấp nhận
Xã hội: Trẻ em và người lớn bị xơ hóa cơ ức đòn chũm không được PHCN sớm thường bị bạn bè, người xung quanh chế nhạo do tư thế vẹo cột sống, mặt lệch hoặc lác mắt.
2. Phát hiện sớm
Từ 0 – 3 tháng tuổi: Gia đình trẻ phát hiện được
– Có khối u vùng cơ ức đòn chũm với các tính chất sau :
o Phát hiện ngay sau sinh. Cảm giác to nhanh trong những tháng đầu
o Không nóng, đỏ, đau. Mật độ chắc
– Trẻ không sốt, ăn uống bình thường
– Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi, phục hồi chức năng ngay khi phát hiện
3. Chẩn đoán
3.1 Lâm sàng
– Có khối u vùng cơ ức đòn chũm mật độ chắc, không nóng đỏ đau. Không di động hoặc di động nhẹ theo cơ ức đòn chũm
– Hạn chế tầm vận động tại cổ: Thường phát hiện muộn khi trẻ 2 đến 3 tháng tuổi
– Đầu trẻ nghiêng sang bên có khối xơ, do cơ ức đòn chũm bị xơ cứng nên không thể kéo dài ra như bên lành được
– Hạn chế nghiêng sang bên lành và xoay hai bên
Dấu hiệu muộn: > 3 tháng tuổi
– Có khối u như trên nhưng mật độ chắc hơn rất nhiều
– Hạn chế tầm vận động cột sống cổ rất nhiều, khối xơ khó kéo dãn
– Vẹo cột sống cổ, vẹo cột sống lưng, biến dạng lồng ngực
– Lác mắt
3.2 Xét nghiệm
– Siêu âm: Hình ảnh xơ cơ ức đòn chũm
– Chọc dò khối u thấy trên tiêu bản có hình ảnh :
Hồng cầu : Giai đoạn đầu ( xuất huyết )
Tế bào xơ : Giai đoạn sau ( xơ hoá )
Không thấy bạch cầu đa nhân hoặc tế bào ác tính.
3.3 Chẩn đoán phân biệt
– Viêm hạch: Sốt, sưng, nóng, đỏ đau. Chọc hạch có bạch cầu đa nhân
– Khối u vùng cổ: Chọc dò khối u thấy trên tiêu bản có tế bào lành hoặc ác tính
– Vẹo cổ do còi xương, tổn thương đốt sống cổ: Không có khối u, liệt dây thần kinh XI.
4. Can thiệp sớm
4.1 Can thiệp tại cộng đồng
4.1.1 Ăn uống dinh dưỡng: Ăn uống bình thường như các trẻ khác
4.1.2 Thuốc
Không có thuốc điều trị khỏi xơ hóa cơ ức đòn chũm
Điều trị dự phòng còi xương cho trẻ xơ hóa cơ ức đòn chũm bằng Vitamin D2 500 đơn vị/ ngày ( uống vào buổi sáng)
4.1.3 Phẫu thuật
Gửi lên tuyến tỉnh hoặc trung ương phẫu thuật nếu trẻ xơ hóa cơ ức đòn chũm được phát hiện muộn ( khi trẻ trên 2 tuổi, cơ ức đòn chũm xơ chắc, trẻ bị vẹo cổ nặng)
4.1.4 Phục hồi chức năng
Nguyên tắc
– Can thiệp sớm ngay khi phát hiện ra khối u
– Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân tập tại nhà trong 3 tháng đầu
– Khám thường quy sau 1,2,3 tháng cho đến khi khỏi
Mục tiêu
– Làm mềm khối xơ
– Duy trì tầm vận động của cột sống cổ
– Ngăn ngừa biến dạng thứ phát xảy ra ở sọ mặt và cột sống cổ
Kỹ thuật phục hồi chức năng
– Vận động trị liệu
Bài tập 1: Xoa bóp cơ ức đòn chũm.
Tư thế bệnh nhân
– Đặt nằm nghiêng sang bên không có khối xơ để bộc lộ bên có khối xơ
– (trên đùi kỹ thuật viên, hoặc trên gối ), đầu bệnh nhân thấp hơn vai
– Đầu, vai, hông thẳng hàng theo một trục ngang
Kỹ thuật
– Một tay KTV cố định khớp vai, hông
– Tay kia ( bên đầu trẻ ) dùng 1 hoặc 2 ngón tay xoa bóp theo chiều kim đồng hồ
– Thời gian : 5- 10 phút/lần x 6 – 8 lần / ngày
Bài tập 2: Kéo dãn cơ ức đòn chũm
Tư thế bệnh nhân
– Đặt nằm nghiêng sang bên không có khối xơ để bộc lộ bên có khối xơ ( trên đùi kỹ thuật viên, hoặc trên gối ), đầu bệnh nhân thấp hơn vai
– Đầu, vai, hông thẳng hàng theo một trục ngang
Kỹ thuật
– Một tay KTV cố định khớp vai, hông, kéo nhẹ khớp vai về phía hông
– Tay kia ( bên đầu trẻ ) ngón cái tỳ vào góc hàm, các ngón khác đặt vào phần xương chũm, phần dưới bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ và kéo xuống từ từ, nhẹ nhàng. Giữ khoảng 30 giây sau đó thả ra và làm lại như trên
– Chú ý: Nếu trẻ khóc, chống đối, tím tái thì dừng lại ngay
– Thời gian: 5 – 10 phút/lần x 6 – 8 lần/ ngày
– Có thể xen kẽ bài tập 1 và 2
Bài tập 3: Đặt nằm nghiêng hai bên
– Đặt nằm nghiêng hai bên bằng cách dùng gối dài kê ở phía sau lưng (qua vai, hông) để đảm bảo trẻ nằm nghiêng hoàn toàn (tránh nằm ngửa, nghiêng đầu)
– Thay đổi tư thế nằm nghiêng sang từng bên sau mỗi bữa ăn (hoặc 2- 4 giờ / lần)
Những điểm cần lưu ý
– Ba bài tập trên được thực hiện cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn
– Thực hiện khi khối u không có nóng, đỏ, đau
– Kéo dãn nhẹ nhàng, không kéo dãn tối đa ngay tức khắc mà kéo dãn từ từ
– Không tập khi trẻ khóc, chống đối
– Tập trước khi cho ăn
– Theo dõi dấu hiệu khó thở, tím tái thì ngừng tập
4.1.5 Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình
– Nhà trường, cha mẹ trẻ cần động viên trẻ đi học
– Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ PHCN, kỹ thuật viên PHCN tại các Khoa PHCN của các bệnh viện trung ương-tỉnh, các trung tâm chỉnh hình và PHCN để có được các thông tin về PHCN cho trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm.’
4.2 Can thiệp tại huyện/ tỉnh
4.2.1 Y học
– Không điều trị bằng thuốc cho trẻ xơ hóa cơ ức đòn chũm
– Điều trị các bệnh kèm theo: Còi xương hoặc thiếu máu (nếu có)
4.2.2 Phục hồi chức năng
Điều trị tại khoa PHCN sau 3 tháng tuổi nếu kết quả kém
Vận động trị liệu
Bài tập 1,2,3: Giống trong phần can thiệp tại cộng đồng
Bài tập 4. Tập lẫy ( khi trẻ 3 tháng tuổi )
Tư thế bệnh nhân: Trẻ nằm ngửa trên đệm
Kỹ thuật
– Chân phía dưới duỗi
– Gập khớp gối và khớp háng chân phía trên
– Xoay khớp háng chân bên trên ở tư thế gập gối, háng và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ Điện trị liệu: Dòng điện thấp tần một chiều không đổi Galvanic ( Tần số 100 – 1000Hz, điện thế 220 v, cường độ 0,1 – 0,5 mA/ 1cm2 điện cực.)
– Chỉ định: Trẻ trên 3 tháng, đã thực hiện các bài tập vận động không có kết quả
– Phương pháp:
Galvanic dẫn CaCl 2 cổ: Cực tác dụng: ( + ) CaCl2 đặt giữa C4 đến C7
Cực đệm: ( – ) đặt ở thắt lưng
Dòng Galvanic dẫn KI vào khối xơ: Cực tác dụng ( – ) KI đặt ở khối xơ
Cực đệm ( + ) đặt giữa C4 đến C7
Theo dõi:
– Khi thực hiện kĩ thuật: Nếu trẻ khóc, tím tái phải ngừng tập
– Sau khi thực hiện kĩ thuật: sưng to, đỏ, trợt da, loét tại vùng tập --> khám bác sỹ ngay
– Tai biến và xử lí: Nếu có nhiễm trùng da cần dùng kháng sinh thích hợp.
4.3 Can thiệp tại trung ương
4.3.1 Y học
Điều trị thuốc cho các bệnh đi kèm với xơ hóa cơ ức đòn chũm
4.3.2 Phục hồi chức năng
Vận động trị liệu: Giống ở tuyến huyện/ tỉnh
Nẹp chỉnh hình: Đai cổ mềm hoăc cứng
Phẫu thuật chỉnh hình: Làm dài cơ
– Chỉ định: Trẻ trên 2 tuổi, vẹo cổ nặng. Không quay được cổ sang bên có khối xơ
– Cán bộ thực hiện: Bác sĩ ngoại khoa
Một số điều cần lưu ý khi kéo dãn thụ động: – Kéo dãn nhẹ nhàng, không kéo dãn tối đa ngay tức khắc mà phải kéo dãn từ từ. – Do khối u cơ tạo lên một áp suất đè lên mạch máu u cơ cho nên khi thực hiện cử động xoay cổ dễ gây ra đau và xanh tím, vì vậy nên tập xoay một cách từ từ cho đến khi khối u nhỏ đi. – Không nên tập khi đứa trẻ có sức kháng cự mà nên dừng lại đợi khi trẻ thả lỏng. – Tư thế tốt là tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Khi trẻ có khả năng tiếp xúc thì kích thích trẻ tự xoay đầu bằng tiếng động, ánh sáng hoặc bằng các dụng cụ như banh, bập bênh… trong mọi tư thế (sấp, ngửa, ngồi). . Trẻ bị vẹo cổ nếu không tập vật lý trị liệu sẽ bị méo đầu, dẹp đầu? + Đúng. Trẻ bị vẹo cổ lâu ngày nếu không tập luyện sẽ khiến trẻ bị niểng đầu, khi nằm chỉ có thể nằm một bên và lâu ngày sẽ dẫn đến méo đầu, dẹp đầu. . Nếu trẻ trên một tháng tuổi thì khối u không mất được? + Chưa hẳn. Có trẻ đến với mình đã hơn 1,5 tháng nhưng u nhỏ hơn so trẻ đã được điều trị dưới một tháng thì kết quả vẫn khả quan hơn. Song nhiều nghiên cứu cho thấy dưới một tháng tuổi là thời gian lý tưởng để tập cho trẻ. . Có trường hợp khối u có thể nhỏ lại nhưng vẫn bị co rút? + Đúng, nhất là trong trường hợp trẻ được đưa đến điều trị quá trễ. |