Phòng vật lý trị liệu hô hấp nhi – Vỗ rung long đờm chú Trưởng – Hotline: 0932865115
Đ/c: Cơ sở 1: Số 7 ngõ 161 đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội – Cơ sở 2: A16TT14 Khu đô Thị văn Quán, Hà Đông, Hà Nội (đi vào từ ngõ 196 đường Chiến Thắng).
Các bước thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ:
1. Tư thế (vị thế):
– Đặt trẻ ở vị thế đúng để phần thùy phổi cần dẫn lưu phải cao hơn mức các phần khác của phổi.
– Người thực hiện kỹ thuật phải ở tư thế thoải mái sẽ hỗ trợ thực hiện các thao tác kỹ thuật dễ dàng, do đó hiệu quả sẽ tốt hơn. Đối với trẻ nhỏ nên dùng gối đỡ hỗ trợ giúp trẻ thoải mái hơn.
– Đặt trẻ nằm trên hai đùi (trong lòng) ở tư thế đầu thấp (có thể dùng gối hoặc chăn dày gấp lại rồi đặt trẻ nằm trong đó ở tư thế đầu thấp để cho nền phổi cao hơn đầu và phần trên thân).
– Luôn luôn đặt trẻ ở tư thế gấp hai khớp háng và khốp gối, giúp trẻ thư giãn để ho dễ dàng hơn.
2. Vỗ:
– Nếu trẻ lớn giải thích cho trẻ hiểu khi vỗ sẽ phát ra tiếng động như tiếng ngựa phi hoặc tiếng trống trong cuộc diễu hành.
– Trải một khăn mỏng lên vùng ngực trẻ cần vỗ rung
– Khum hai bàn tay lại như trong hình hướng dẫn, giữ cho ngón tay cái sát ngón trỏ, các ngón tay khác sát nhau tạo nên hình cái chén.
– Bắt đầu vỗ bằng một bàn tay sau đó là bàn tay kia lên vùng ngực được chỉ định
– Thực hiện kỹ thuật vỗ một cách chắc chắn đủ để làm cho đầu trẻ cử động nhấp nhô.
-Thực hiện kỹ thuật theo nhịp đều đặn
– Tốc độ vỗ vừa phải, trẻ cảm thấy dễ chịu, không vỗ nhanh quá gây mệt mỏi,
– Vỗ đúng làm cho trẻ thoải mái, không làm cho trẻ nghĩ rằng đó là một hình phạt với chúng
3. Rung:
– Sau khi vỗ thì tiến hành kỹ thuật rung ở nơi vừa được vỗ.
– Tư thế bàn tay để rung như trong hình vẽ, đặt lòng bàn tay sát trên bề mặt cơ thể sẽ được rung. Làm cứng vai và cánh tay để rung toàn bộ vai, cánh tay và bàn tay như bị run hay rùng mình. Phải chắc là không chỉ làm rung các đầu ngón tay.
– Kỹ thuật rung nhẹ nhàng như ép xuống vùng có chỉ định
– Bắt đầu rung từ bên ngoài ngực hoặc từ phía sau, sau đó dần dần đi vào trung tâm
– Khuyến khích trẻ thở đều, thực hiện kỹ thuật rung khi trẻ thở ra.
– Rung nhắc lại trong 05 lần thở ra.
– Nếu có thể hướng dẫn trẻ phát âm”SSS” khi trẻ thở ra
4. Ho:
– Sau khi vỗ rung, đờm dịch đã loãng ra, khuyến khích trẻ ho để nhổ, tống đờm ra càng nhiều càng tốt.
– Nếu thấy có máu hoặc vết máu lẫm trong đờm phải báo cho BS ngay
CÁC BƯỚC KẾT HỢP CỤ THỂ CỦA 04 KỸ THUẬT NHƯ SAU:
1. Đặt trẻ đúng vị thế như trong chỉ dẫn
2.Vỗ trong 01 phút và rung theo 05 nhịp thở ra
3. Sau đó vỗ thêm 01 phút ở cùng chỗ đó.
4. Rồi rung lại 05 lần.
5. Sau đó kích thích ho
6. Chuyển đến địa điểm khác và làm lại như vậy
CÁC GỢI Ý CẦN THIẾT
- Cố gắng tạo hoạt động này như là một trò chơi cho trẻ, nhiều trẻ em thích được xem vô tuyến, hoặc xem phim, nghe nhạc trong khi vỗ rung ngực.
- Trong nhiều trường hợp với trẻ em có thể thực hiện vỗ rung tại giường và trước khi trẻ ngủ vì nó sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn.
- Vỗ rung ngực tốt nhất lúc đói trước khi trẻ ăn, hoặc ít nhất 1 đến 2 giờ sau khi ăn hoặc uống.
- Điều cần nhớ: Làm thế nào để trẻ không nghĩ vỗ rung ngực là một hình phạt đối với chúng
1. Các thùy trên- Phần đỉnh và phần sau:
Đặt trẻ ngồi cúi người về phía trước trên một chiếc gối. Vỗ lên vùng vai hai bên
2. Các thùy trên- Phần đỉnh và phần trước:
Đặt trẻ ngồi ngả người về phía sau trên một chiếc gối. Vỗ lên vùng xương đòn hai bên
3. Thùy trên bên phải-phần sau:
Ôm giữ trẻ bằng tay trái, ngực dốc 45 độ, hơi cúi về phía trước. Vỗ lên vùng bả vai phải của trẻ.
4 . Thùy trên bên trái-phần sau:
Ôm giữ trẻ bằng tay phải, ngực dốc 45 độ, hơi cúi về phía trước. Vỗ lên vùng bả vai trái của trẻ.
5. Các thùy dưới-phần đỉnh:
Đặt trẻ nằm sấp trên mặt phẳng. Vỗ lên vùng các xương sườn cuối
6.Thùy dưới bên trái- phần đáy bên:
Đặt trẻ nằm nghiêng bên phải với đầu và ngực dốc xuống 45 độ, hai chân gấp. Vỗ lên vùng các xương sườn cuối.
7.Thùy trên bên trái- phần thùy lưỡi:
Đặt trẻ nằm nghiêng bên phải. Vỗ lên vùng núm vú bên trái.
8. Các thùy dưới- phần đáy phía trước:
Đặt trẻ nằm ngửa với đầu và ngực dốc thấp 45 độ. Đặt một gối nhỏ dưới hai gối trẻ. Vỗ lên vùng các xương sườn cuối
9. Thùy giữa bên phải:
Đặt trẻ nằm nghiêng bên phải với đầu và ngực dốc thấp 45 độ. Vỗ lên vùng núm vú bên phải
10. Thùy dưới bên phải- Phần đáy phía bên:
Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái với đầu và ngực dốc thấp 45 độ, hai chân gấp. Vỗ lên vùng các xương sườn cuối
11. Các thùy dưới- Phần đáy phía sau:
Đặt trẻ nằm sấp với đầu và ngực dốc thấp 45 độ. Đặt một gối nhỏ dưới hai bên háng trẻ. Vỗ lên vùng các xương sườn cuối