I. Bàn chân khoèo bẩm sinh
1. Hay gặp là bàn chân khép, ngửa và thuổng. Tỷ lệ 1/1000 trẻ sơ sinh.
2. Gồm có 3 biến dạng: thuổng,xoay trong và khép
3. Hình thái nặng khác: toàn bộ bàn chân ở vị trí thuổng, xoay trong của xương chày
4. Cơ chế: khiếm khuyết trong sự hình thành xương sên trong bào thai, làm cho bàn chân gấp gan và xoay trong, sau đó thay đổi toàn bộ khớp và gân cơ.
5. Nguyên nhân: mẹ tiếp xúc với hoá chất chất độc
6. Chẩn đoán: dựa vào XQ
7. Điều trị :
– Nắn chỉnh,bó bột đáp ứng kém:
+ Dùng nẹp, dây đeo kéo nắn hàng tuần và bó bột trong 6 tuần đầu tiên.
+ Tiếp sau đó kéo nắn và bó bột nhiều tuần, dựa vào LS và XQ để tiếp tục sửa chữa.
– Phẫu thuật: càng sớm càng tốt (theo tuổi)
+ Nhẹ nhàng không tổn thương sụn khớp và tâm cốt bào.
+ Đánh giá mức độ tổn thương giải phẫu bệnh lý cần kết hợp XQ&LS
+ Hạn chế tối đa thực hiện trên xương.
+ Làm dài gân cơ,chuyển gân cơ tránh quá mức (tạo cân bằng lực cơ) không gây biến dạng ngược lại biến dạng ban đầu.
+ Bất động 3-5 tháng sau bó bột cần được đi chỉnh hình,vật lý trị liệu
+ Phẫu thuật chia theo nhóm tuổi theo tình trạng cốt hoá xương tụ cốt bàn chân.
II. Bàn chân lồi bẩm sinh
1. Bàn chân với xương sên thẳng đứng (bàn chân lồi và xoay ngoài)
2. Ít gặp trên LS
3. Điều trị: chủ yếu là bảo tồn
4. Biến dạng:
– Gấp gan chân và nghiêng
– Phần sau: Bàn chân thuổng, sai khớp sên
– Thuyền và gót
– Xương hộp về mu chân : Gót chân luôn xoay ngoài và cứng
5. Nguyên nhân:
– Bàn chân chịu lực ép khi còn ở trong bào thai
– Di truyền
6. Chẩn đoán phân biệt:
– Bàn chân vẹo, gót xoay ngoài (talipes calcaneovagus) xương gót trong trạng thái gấp mu và biến dạng này nhanh chóng được sửa chữa.
– Dính xương tụ cốt bàn chân (tarsalcoation)
7. Điều trị:
– Bảo tồn với biến dạng bàn chân dẹt và lồi xoay ngoài cần sơm(ngay sau khi trẻ mới ra đời)
– Phẫu thuật: nếu phát hiện >6 tháng
+ Làm thẳng lại phía ngoài (xương bàn 1, xương chêm, thuyền và sên)
+ Làm thẳng lại phía trong (xương bàn 5, hộp gót)
+ Một số phương pháp cơ bản * Đặt lại khớp sên-thuyền và tạo lại bao khớp * Chuyển bám tận chày sau về mặt trong xương chêm 1 * Cắt dây chằng hàng rào * Làm dài gân cơ mác bên ngắn, mác bên dài * Tạo lại tia trong và tia ngoài cố đinh bằng đinh kischner * Cố định khớp sên-gót bằng đinh kischner * Cắt và mở rộng khớp gót hộp.
III. Chia tách bàn chân (bàn chân hình càng cua)
1. Là 1 bất thường tách đơn giản đầu ngón chân tới bàn chân ( gặp ở 1 hay nhiều ngón chân)
2. Gồm có: xương bàn chân bị mất nhiều hay ít, ngón chân cũng bị mất, và hay có xương sên bất thường
3. Phân loại: theo Blauth-Borisch(chia làm 6 loại dựa vào số xương bàn chân hiện có) – Nhóm 1&2 : là chia tách có số thiếu hụt ít (đều có xương bàn 5)
+ Nhóm 1 xương bàn bình thường
+ Nhóm 2 giảm sản 1 phần
+ Nhóm 3: giảm phát triển, có 4 xương bàn
+ Nhóm 4: còn 3 xương bàn
+ Nhóm 5: còn 2 xương bàn
+ Nhóm 6: còn 1 xương bàn
4. Phẫu thuật:
– Nếu xương bàn không có ngón thì cắt bỏ
– Da nơi chia tách đươc cắt bỏ nhưng nắp da mặt mu và mặt gan khâu lại với nhau
– Xương của tia 1 hoặc 5 biến dạng sẽ được sửa chữa hay có thể cắt bỏ bao khớp và những xương tia còn giữ lại
– Bột cẳng chân được lấy bỏ sau 6 tuần phẫu thuật – Nẹp bột thêm 3&4 tuần nữa.
IV. Ngón 1 bàn chân vẹo trong ( bàn chân khép)
1. Ngón 1 mở góc vào trong tại khớp bàn ngón bàn ngón chân nặng tới 90 độ (không lẫn với xoay trong của xương bàn 1 (metarsusprimusvarus) khớp bàn ngón không biến dạng)
2. Cơ chế:
– Do 2 ngón 1 trong tử cung chung 1 ngón ngon bên trong hay ngón thêm vao thất bại trong sự phát triển
– Muộn hơn khi mới phôi thai ngón chân bên trong cùng với 1 dải tổ chức sợi: kéo căng dây cung.
3. Đặc điểm:
– Bị 1 bên kèm với ngắn, dài xương bàn 1, thêm xương hay ngón chân.
– Biến dạng xoay trong của 1 hay nhiều trong 4 xương bàn chân bên ngoài.
– 1 dải sợi chắc kéo dài từ mặt trong ngón 1 tới nền xương bàn 1
4. Điều trị: dựa trên tình trạng biến dạng và co cứng của cấu trúc phần mềm:
– Kỹ thuật farmer biến dạng trung bình, vừa phải
– Kelikian biến dạng nặng, xương bàn 1 ngắn quá mức.
V. Phì đại ngón chân
1. Là do ngón chân phính to lơn hơn các ngón chân xung quanh, gồm 1 hay nhiều ngón
2. Thường kết hợp với u sợi thần kinh và u máu
3. Phẫu thuật – được chỉ định với mục đích:
+ Phục hồi chức năng
+ Giảm đau hay không vướng khi đi giày
+ Thẩm mỹ – Phương pháp:
+ Phẫu thuật dính ngón
+ Cắt tổ chức phần mềm
+ Cắt xương hay làm dính đầu xương Tỷ lệ tái phát là 100% 4. Chú ý:sự phì đại này không riêng tổ chức phần mềm mà cả tổ chức xương.
VI. Tật thừa ngón
1. Cơ chế:
– Có thể xảy ra trong hội chứng thành lập gen nhưng rất thường thấy là 1 đặc điểm chia tách kế thừa tính trội nguyên mẫu của cha mẹ và cũng rất hay thay đổi.
– Tỷ lệ 2/1000 trẻ sơ sinh
2. Chẩn đoán: cần chụp XQ xem thể xương hay thể khớp, xác định ngón nào là ngón chính, từ đó phẫu thuật cắt bỏ ngón phụ.
3. Phẫu thuật :
– Thể khớp cắt cụt:
+ Rạch da theo hình vợt hay oval qua da và cân, kéo gân xuống dưới và chia tách chúng
+ Rạch bao khớp bàn ngón chân và cắt ngón phụ ,cắt theo khớp
+ Dùng kìm cắt xương để cắt xương. Có thể đưa ra được từ đầu xương bàn chân(giúp thấy rõ xương đốt ngón được cắt cụt.
– Nếu thể xương sẻ đôi 2 xương rồi ghép(kết xương lại với nhau)
– Nếu xq thấy xương ơ bên ngoài,cắt nó sau khi tiếp tục cắt nó ở đầu trên,trên mặt ngoài hay mu của ngón chân