Hướng dẫn các bài tập cho khớp vai

A. Tập theo tầm vận động (Range of Motion Exercises)

1. Gấp khớp vai:
– Người tập nằm ngửa, nắm giữ gậy giữa ngón tay cái và ngón trỏ, hai tay duỗi, khớp khuỷu duỗi.
– Nâng hai tay lên quá đầu càng xa càng tốt, giữ cho hai ngón cái ở phía trên (tay xoay ngửa).
– Giữ  như vậy vài giây, trở lại vị trí cũ rồi làm lại 10 lần
2. Xoay ngoài khớp vai:
– Người tập nằm ngửa, tay bên cần tập dạng 45 độ, khuỷu tay gấp 90 độ. Bàn tay cần tập nắm vào gậy và giữ khớp khuỷu gấp.
– Dùng tay lành đẩy tay cần tập để làm xoay ngoài khớp vai – Giữ ở vị trí đó vài giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
– Tập lại 10 lần như vậy
3.  Xoay trong khớp vai. 
– Người tập nằm ngửa, tay bên cần tập dạng 45 độ, khuỷu tay gấp 90 độ.
– Bàn tay cần tập nắm vào gậy và giữ khớp khuỷu ở vị thế gấp.
– Dùng tay lành kéo tay cần tập để làm xoay trong khớp vai 
– Giữ ở vị trí đó vài giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
– Tập lại 10 lần như vậy

B. Bài tập làm mạnh cơ

1.  Xoay ngoài khớp vai:  
– Bệnh nhân đứng, giữ khuỷu tay của bên tay cần tập sát thân, khớp khuỷu gấp 90 độ và đưa tay chéo qua phía trước sang phía bên kia thân mình.
– Nắm tay cần tập vào một đầu băng chun giãn, đầu kia được cố định vào một vật gì đó. Kéo băng chun ra phía ngoài, trong khi vẫn giữ khớp khuỷu cố định sát thân mình.
– Từ từ chủ động đưa băng chun trở lại trạng thái ban đầu
– Tập lại 10 lần như vậy
2. Xoay trong khớp vai:
– Bệnh nhân đứng, khuỷu tay sát thân mình và gấp 90 độ khớp vai xoay ngoài.
– Nắm tay cần tập vào một đầu băng chun giãn, đầu kia được cố định vào một vật gì đó phía bên .
– Kéo tay về phía trước thân chéo qua phía bên kia tròn khi vẫn giữ khuỷu tay sát thân mình.  
– Từ từ chủ động đưa băng chun trở lại trạng thái ban đầu.
– Tập lại 10 lần như vậy
3. Dạng, nâng khớp vai đến 90 độ:
– Bệnh nhân đứng tay duỗi dọc cạnh thân, khuỷu tay duỗi, lòng bàn tay áp sát vào đùi.
– Từ từ xoay ngửa bàn tay và nâng tay lên phía bên đến 90 độ (ngang với khớp vai), không cố đưa tay lên cao hơn khớp vai.
– Giữ ở vị trí đó vài giây rồi đưa tay về vị trí ban đầu và làm lại 10 lần như vậy  
4. “FULL CAN”:
– Bệnh nhân đứng, khuỷu tay duỗi ngón tay cái hướng  ra trước và lên trên. Nâng tay lên phía trước thân đến 90 độ (ngang với khớp vai), không cố giơ tay lên cao quá khớp vai.
– Giữ ở vị trí đó vài giây rồi từ từ đưa tay trở về vị trí ban đầu và làm lại 10 lần như vậy
5. Nằm nghiêng- xoay ngoài khớp vai:
– Bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên vai bình thường, vai đau ở phía trên, tay sát cạnh thân mình, khuỷu tay gấp 90 độ.
– Giữ khuỷu tay bên vai đau sát thân mình phía trước với khớp khuỷu gấp cố định  90 độ.
– Nâng tay lên cho đến khi vuông góc với thân (ngang khớp vai), giữ ở vị trí đó vài giây sau đó từ từ đưa tay về vị trí ban đầu và làm lại 10 lần như vây.
6. Nằm sấp dạng ngang vai:
– Bệnh nhân nằm sấp trên bàn tập, vai bên đau sát mép giường, tay duỗi thẳng về phía sàn nhà, lòng bàn tay úp xuống.
– Từ từ nâng tay lên ngang phía bên cho đến khi tay song song với sàn nhà (khớp vai vuông góc).
– Giữ ở vị trí đó vài giây rồi từ từ đưa tay trở về vị trí ban đầu và làm lại 10 lần như vậy.
7. Nằm sấp “chèo thuyền”:
– Bệnh nhân nằm sấp vai bên đau cạnh mép giường, tay duỗi thẳng về phía sàn nhà, bàn tay có thể nắm một tạ nhẹ, khuỷu tay duỗi thẳng.
– Từ từ nâng tay lên, gấp khuỷu tay lại để đưa bàn tay lên càng cao càng tốt.
– Giữ ở vị trí đó vài giây rồi từ từ đưa tay trở về vị trí ban đầu và làm lại 10 lần như vậy.

Khi tầm vận động, cơ lực, sức mạnh của vai tốt hơn có thể tập vận động với tạ nhẹ nắm trong tay

ĐỂ HIỂU RÕ BÀI TẬP HÃY XEM VIDEO HƯỚNG DẪN DƯỚI DÂY!

ĐĂNG KÝ KÊNH ĐỂ CẬP NHẬT VIDEO MỚI HỮU ÍCH!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!