Kỹ thuật điều trị bằng từ trường

I. ĐỊNH NGHĨA :

  • Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh vật có từ tính (từ trường của nam châm vĩnh cửu ) hoặc bao quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua (từ trường của dòng điện).

II. MỤC ĐÍCH :

  • Làm tăng hoạt tính men, kích thích các quá trình sinh tổng hợp AND và ARN, làm tăng hoạt động của hệ « bơm Na,K-ATPase » và làm tăng chuyển hóa tế bào. Tác động tới quá trình oxy hóa khử, làm thay đổi tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể.
  • Kích thích tủy xương, làm thay đổi hàm lượng các thành phần máu.
  • Làm giảm độ nhớt các dịch thể, do đó làm tăng cường lưu huyết máu, giảm nhu cầu oxy tế bào, tăng cường trương lực thành máu.
  • Kích thích làm tăng cường hoạt động cơ tim.
  • Tăng PH cục bộ có tác dụng kích thích quá trình liền xương.
  • Ức chế các phản xạ dương tính, dẫn tới giảm đau, giảm co thắt do sự nhậy cảm của hệ thần kinh – thể dịch với từ trường.

III. CHỈ ĐỊNH :

  • Giảm đau: đau nhức xương khớp không đặc hiệu, đau do đụng giập, do co thắt, đặc biệt từ trường có tác dụng giảm đau tốt với các điểm đau nhỏ và nông (đầu dưới xương quay, mỏm trên lồi cầu, mỏm cùng vai…).
  • Chống viêm : các vùng viêm nhỏ , nông (mụn, nhọt), các viêm nội tạng (viêm đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày tá tràng…)
  • Điều hòa trương lực thần kinh: hội chứng suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật…
  • Tăng cường tuần hoàn cục bộ, kích thích tái tạo các đương tuần hoàn bàng hệ, tăng cường nuôi dưỡng tổ chức.
  • Kích thích tái tạo tổ chức, đặc biệt với tổ chức xương. Đây là một biện pháp bổ trợ rất hữu hiệu trong ngoại khoa chấn thương, cho phép rút ngắn thời gian điều trị và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra do chậm liền xương.
  • Điều hòa làm ổn định huyết áp.

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH :

  • U ác tính, u lành tính.
  • Phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt không điều trị vào vùng bụng, vùng thắt lưng, xương cùng.
  • Sau nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh hệ thống và bệnh máu.
  • Các vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.

V. NGƯỜI THỰC HIỆN : Kỹ thuật viên đã được đào tạo và thành thạo kỹ thuật

VI. CHUẨN BỊ:

1. Dụng cụ:

  • Máy từ trường
  • Giường
  • Gối
  • Ghế
  • Bút thử từ

2. Người bệnh :

  • Thông báo giải thích rõ ràng, có sự thông cảm để người bệnh yên tâm và phối hợp
  • Kiểm tra khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp

VII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

  1. Để người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế gỗ, bộc lộ vùng điều trị, tháo bỏ đồ kim loại trên người bệnh nhân
  2. Kiểm tra máy, dây dẫn,nguồn điện
  3. Tư thế kỹ thuật viên : Đứng hoặc ngồi cạnh bệnh nhân
  4. Chọn thời gian, tần số, cường độ
  5. Ấn Start bắt đầu điều trị
  6. Thử sóng
  7. Hết giờ vặn cường độ về 0 và tắt máy
  8. Thu dọn dụng cụ, dặn dò bệnh nhân

VIII. THEO DÕI SAU KHI TIẾN HÀNH KỸ THUẬT:

  • Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi điều trị
  • Theo dõi phát hiện dị ứng và các dấu hiệu bất thường khác
  • Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ

IX. GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH NHÂN:

  • Ngày điều trị, giờ điều trị.
  • Tình trạng người bệnh trong và sau khi điều trị.
  • Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh

X. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý :

Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể xảy ra như : Đau, khó chịu, kích ứng da… nếu thấy có gì bất thường báo cáo nhân viên y tế ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!