KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TIA HỒNG NGOẠI

I. ĐỊNH NGHĨA :

Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng từ 400 nm đến 700 nm.

II. MỤC ĐÍCH :

  • Kích thích tuần hoàn.
  • Tăng nhiệt độ trên da.
  • Giãn mạch tại chỗ.
  • Giãn cơ.
  • Giảm đau.
  • Tạo sắc tố trên da.

III. CHỈ ĐỊNH :

  • Viêm nhiễm phần mềm giai đoạn chưa hóa mủ hoặc sau khi đã được trích rạch tháo mủ.
  • Rối loạn dinh dưỡng tại chỗ như : hội chứng Raynaud, hội chứng Sudeck, tắc động mạch.
  • Dị ứng do lạnh, lạnh cóng.
  • Phù nề do chấn thương giai đoạn hấp thu dịch.
  • Dự phòng loét, các vết loét, vết thương lâu liền.
  • Giảm đau do căn nguyên thần kinh ngoại vi: đau dây thần kinh hông to, hội chứng đau thắt lưng mạn tính.
  • Co cứng cơ trong liệt cứng, cứng khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp.  

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH :

  • Các vết thương đang chảy máu hoặc các vùng đe dọa xuất huyết. Bệnh nhân bị chảy máu nội tạng thì không điều trị vào vùng tương ứng với đốt đoạn thần kinh chi phối như : xuất huyết dạ dày không điều trị , phụ nữ đang có kinh nguyệt thì không điều trị vào vùng hạ vị…
  • Các chấn thương mới : thường chống chỉ định điều trị hồng ngoại trong 3 ngày đầu.
  • Các ổ viêm đã hóa mủ.
  • Các khối u lành hay ác tính.

V. NGƯỜI THỰC HIỆN : Kỹ thuật viên đã được đào tạo và thành thạo kỹ thuật

VI. CHUẨN BỊ:

1. Dụng cụ:

  • Đèn hồng ngoại
  • Kính bảo vệ mắt
  • Dây dẫn
  • Giường
  • Gối
  • Thước dây

2. Người bệnh :

  • Thông báo giải thích rõ ràng, có sự thông cảm để người bệnh yên tâm và phối hợp
  • Kiểm tra khai thác tiền sử dị ứng tia hồng ngoại của người bệnh
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp
  • Đeo kính bảo vệ mắt

VII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

  1. Để người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế, bộc lộ vùng điều trị
  2. Kiểm tra đèn điện, dây dẫn,nguồn điện
  3. Tư thế kỹ thuật viên : Đứng hoặc ngồi cạnh bệnh nhân
  4. Di chuyển và xoay đèn sao cho thẳng góc với vùng điều trị
  5. Đo khoảng cách từ đèn đến vùng điều trị là 50 cm
  6. Giải thích cảm giác bệnh nhân : Cảm giác nóng ấm vừa phải là được
  7. Bật đèn sáng,vặn thời gian điều trị : từ 10 -15 phút
  8. Hỏi cảm giác bệnh nhân và điều chỉnh khoảng cách máy cho phù hợp
  9. Cứ 5 phút kiểm tra máy và bệnh nhân một lần
  10. Hết giờ tắt đèn và di chuyển đèn ra ngoài
  11. Dặn dò bệnh nhân, thu dọn dụng cụ

VIII. THEO DÕI SAU KHI TIẾN HÀNH KỸ THUẬT:

  • Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi điều trị
  • Theo dõi phát hiện dị ứng và các dấu hiệu bất thường khác
  • Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ

IX. GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH NHÂN:

  • Ngày điều trị, giờ điều trị.
  • Tình trạng người bệnh trong và sau khi điều trị.
  • Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh

X. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý :

Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể xảy ra như : bỏng, say nóng… nếu thấy có gì bất thường báo cáo nhân viên y tế ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!