Nhận biết chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ

Nhiều cha/mẹ khi cho con đến khám thường than phiền sao bé hay bị té khi chạy nhảy, không thể chạy nhanh như các bạn dù thể chất không thua kém. Những người lớn hơn thường than phiền đau ở cổ chân phía bên trong và bên trong bàn chân có mấy cục u gồ lên.

Tất cả những trường hợp trên, sau khi cho bệnh nhân đứng thẳng đều thấy có hiện tượng bàn chân bẹt. Bình thường bàn chân chúng ta khi đứng có hình vòm. Lấy ví dụ của một chiếc lều có ba góc: một góc là gót chân, một góc là ngón út và một góc là ngón cái bàn chân. Các xương bàn chân sẽ tạo nên ba đường vòm, trong đó một đường vòm bên trong đi từ xương gót qua các xương chêm, xương bàn một và đến ngón một. Đường vòm bên ngoài cũng từ xương gót qua xương bàn ngón năm và đến ngón năm. Với đường vòm ngang bàn chân, mỗi bàn chân sẽ là nửa đường vòm. Nói một cách dễ hiểu là khi chúng ta đứng, phía bên trong bàn chân có thể đút được ngón tay từ phía trong bàn chân đi xuống dưới bàn chân.

Vậy tại sao bàn chân lại phải có vòm bàn chân? Vì cấu tạo vòm giúp bàn chân giống cái giảm xóc, khiến chúng ta đi lại nhẹ nhàng, giảm phản lực từ đất dội lên khi đặt chân xuống đất. Người có bàn chân bẹt lại không có vòm bàn chân. Vòm bàn chân được tạo nên nhờ hệ thống dây chằng và gân cơ vùng cổ chân mà yếu tố gân cơ là quan trọng. Người có bàn chân bẹt thì vòm ngang bàn chân sẽ bị xẹp do gân cơ mác dài yếu, không tạo nổi vòm ngang bàn chân. Nếu bàn chân đạp lên cát sẽ thấy toàn bộ bàn chân in lên cát, không có chỗ khuyết.

‼️Bàn chân bẹt được chia thành hai loại: bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý.

➡️ ➡️Bàn chân bẹt sinh lý thường gặp, mềm dẻo, tiên lượng tốt và là một biến thể của bàn chân bình thường. Xuất hiện gần như ở mọi trẻ nhỏ, nhiều trẻ lớn, và khoảng 15% người lớn. Bàn chân bẹt thường có tính gia đình. Bàn chân bẹt thường gặp nhất ở các trẻ mang giày, béo phì và lỏng lẻo các dây chằng của các khớp.
➡️ ➡️ Bàn chân bẹt bệnh lý thường cứng, gây mất chức năng bàn chân và thường cần phẫu thuật. Cổ chân vẹo ngoài (khớp trên sên), như ở bệnh lý loạn sản tủy (myelodysplasia) và di chứng sốt bại liệt, có thể nhầm với bàn chân vẹo ngoài trong biến dạng bàn chân bẹt. Trong khi đó, bàn chân vẹo ngoài là do khớp dưới sên quyết định. Chụp phim X quang để phân biệt hai vị trí vẹo này.

👉 Lượng giá – Evaluation: Khám đánh giá lỏng lẻo các dây chằng của khớp. Khi đứng, bàn chân trở nên bẹt và gót vẹo ngoài nhẹ. Khi bàn chân không chịu trọng lực hoặc khi bệnh nhân đứng nhón gót, vòm dọc gan chân tái xuất hiện bình thường (bàn chân bẹt sinh lý) . Vận động khớp dưới sên và khớp cổ chân hoàn toàn bình thường.
☑️ ☑️Điều trị – Management Không cần điều trị bàn chân bẹt sinh lý vì nó đã được chứng minh là không gây tàn tật. Không nên áp đặt biện pháp can thiệp lên trẻ quá mức, giải thích cha/mẹ trẻ tránh béo phì. Tuy nhiên việc này cần có khám và sàng lọc để bác sĩ có thể tư vấn cụ thế, không tự đánh giá chủ quan tại nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!