Phục hồi chức năng rách cơ chóp xoáy bằng bài tập con lắc

Tập kiểu con lắc là bài tập sớm thường sử dụng trong vật lý trị liệu Phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương, bài tập đơn giản này giúp phục hồi lại tầm vận động của khớp vai và các cơ vùng vai.

1. Tập vận động kiểu con lắc như thế nào

– Cúi về phía trước  để tạo góc 90 độ ở thắt lưng, vịn tay lành lên mặt bàn hoặc ghế bên

 cạnh để hỗ trợ, sau đó:

+ Duỗi, thả lỏng tay mới phẫu thuật,  thõng xuống phía sàn nhà

+ Từ từ xoay tay thành một vòng tròn nhỏ, để cho động lượng (đà) tự xoay khớp vai mà không cần phải dùng lực. Xoay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng rồi theo chiều ngược lại 10 vòng. Giữ và kiểm soát vòng xoay đều đặn, nhịp nhàng

2. Mục đích: Tập để làm thư giãn các cơ ở vùng vai, làm giảm đau và  tăng tầm vận động của khớp vai

3. Cách tập: Bệnh nhân có thể nằm sấp cạnh mép giường, thõng tay cần tập xuống sàn nhà; hoặc đứng cúi về phía trước, thả tay cần tập thõng xuống sàn nhà. Ở cả hai tư thế tay bệnh nhân phải được thả lỏng, xương bả vai thả lỏng. Đầu tiên bệnh nhân vận động  đung đưa tay ra trước, ra sau, sau đó sang phải, sang trái và cuối cùng là xoay tròn vòng  nhỏ, bắt đầu khoảng 15 độ sau đó tăng dần lên 30 độ. 

4.  Số lần tập:  Mỗi ngày 02 đến 03 lần, mỗi lần 5-10 phút

5. Một số bài tập cụ thể:

5.1 Xoay tay theo vòng tròn:      Người tập đứng, cúi xuống vuông góc ở vùng thắt lưng, tay lành chống tựa lên mặt bàn để hỗ trợ, tay cần tập thả lỏng buông thõng xuống phía sàn nhà. Hai chân bước ngang khoảng rộng bằng vai. Từ từ lắc lư thân mình (chuyển trọng  lượng  từ chân  trái sang  chân phải xoay tròn theo chiều kim đồng hồ để vận động tay theo.
     Sau đó vận động thân mình theo chiều ngược lại để chuyển động tay theo ngược chiều kim đồng hồ.
5.2 Vận động tay theo chiều trước – sau:      Đứng cúi xuống ở vùng thắt lưng, tay lành chống tựa lên mặt bàn để hỗ trợ, tay cần tập thả lỏng buông thõng xuống phía sàn nhà. Hai chân bước khoảng rộng bằng vai, chân trước – chân sau.Từ từ lắc lư thân mình (chuyển trọng lượng  từ chân trái sang  chân phải –  từ sau ra trước và ngược lại) để chuyển động tay đu đưa theo.
5.3 Vận động tay theo chiều ngang:      Đứng cúi xuống ở vùng thắt lưng, tay lành chống tựa lên mặt bàn để hỗ trợ, tay cần tập thả lỏng buông thõng xuống phía sàn nhà. Hai chân bước ngang khoảng rộng bằng vai, sau đó từ từ lắc lư thân mình (chuyển trọng  lượng  từ chân  trái sang  chân phải –  và ngược lại) để chuyển động tay đu đưa theo.
 5.4 Xoay tròn vai Cúi về phia trước đến 90o ở thắt lưng, tay lành chống lên mặt bàn để hỗ trợ.      -Lắc lư thân mình theo vòng tròn để chuyển động tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng, sau đó chuyển động theo chiều ngược lại 10 vòng.  Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần
5.5  Duỗi khớp vai đẳng trường   – Bệnh nhân đứng tựa lưng vào tường, tay cần tập duỗi thẳng bên cạnh thân mình. Giữ khuỷu tay duỗi thẳng sát tường, sau đó đẩy tay ra sau về phía tường, giữ như vậy trong 05 giây rồi thư giãn. – Tập làm lại 10 lần như  vậy, mỗi ngày tập 2 đến 3 lần
5.6  Xoay ngoài khớp vai đẳng trường   -Bệnh nhân đứng, tựa bên có khớp vai cần tập vào tường -Gấp khớp khuỷu 90 độ . -Đẩy tay vào tường, giữ trong 05 giây sau đó thư giãn -Tập lại 10 lần như vậy.  Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần .
5.7 Xoay trong khớp vai đẳng trường: -Đứng cạnh góc tường hoặc khung cửa – Đặt cẳng tay cần tập tựa sát góc tường , gấp khuỷu 90 độ – Đẩy cẳng tay vào tường, giữ 05 giây rồi thư giãn – Tập lại 10 lần như vậy. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần   
5.8  Khép khớp vai đẳng trường: Bệnh nhân ngồi kẹp một chiếc gối vào giữa cánh tay và mạn sườn. Tập ép cánh tay lên chiếc gối vào thành ngực  phía bên, giữ như vậy trong 5 giây, thả lỏng rồi làm lại 10 lần. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.      
5.9  Dạng khớp vai đẳng trường: Bệnh nhân ngồi phía khớp vai cần tập sát với phần tựa lưng của một chiếc ghế khác bên cạnh. Tập dùng tay đẩy sang phía  bên vào phần tựa lưng của chiếc ghế đó, giữ như vậy trong 05 giây, thư giãn rồi làm lại 10 lần.Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.
5.10 Gấp khớp vai có trợ giúp: -Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi, cài các ngón tay hai bên vào nhau, duỗi thẳng khủy tay, sau đó đưa hai tay lên quá đầu đến mức tối đa. Làm 10 lần như vậy. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần 
5.11 Xoay khớp vai có trợ giúp: -Bệnh nhân ngồi, đai vai hạ xuống, khuỷu tay gấp cẳng tay  đặt trên mặt bàn. Trượt cẳng tay ra trước trên mặt bàn  (xoay trong khớp vai)  sau đó trượt ra sau (xoay ngoài khớp vai). Làm 10 lần như vậy. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần 
5.12  Vận động chủ động khớp vai :   – Bệnh nhân đứng hướng mặt về phía tường , tay duỗi thẳng, bàn tay chạm tường (hoặc khung cửa) – Dùng các ngón tay “bò” ngược lên tường cho đến mức tối đa, giữ ở vị trí đó 10 giây, đưa tay về vị trí cũ , làm lại 03 lần như vậy. – Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.  
5.13  Gấp khớp vai (chủ động) – Bệnh nhân đứng, khuỷu tay duỗi thẳng  sau đó đưa tay lên trên quá đầu, hướng  về phía trần nhà. – Giữ ở vị trí tối đa trong 10 giây. Đưa tay về vị trí ban đầu và làm lại 03 lần như vậy. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần
5.14  Dạng khớp vai (chủ động) Bệnh nhân đứng, khuỷu tay duỗi thẳng, sau đó từ từ đưa tay lên về phía bên, lòng bàn tay úp (Không nghiêng thân mình hoặc nhún vai). Giữ ở vị trí tối đa  trong 10 giây. Đưa tay về vị trí cũ, làm lại 3 lần như vậy. – Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần   
5.15  Xoay trong khớp vai (chủ động) : -Bệnh nhân đứng thẳng, đưa bàn và cẳng tay ra sau và chéo qua phía lưng bên kia. – Làm lại 10 lần như vậy – Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!