I. Đại cương:
Thay khớp Háng Là một phương pháp phẫu thuật để điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn khác không đem lại hiệu quả.
– Khớp háng có xi măng: khớp và xương được liên kết bằng xi măng xương. Sự vững chắc của khớp đạt được ngay sau mổ và bệnh nhân có thể tập đi sớm. Loại khớp này được chỉ định cho bệnh nhân trên 60 tuổi và người trẻ nhưng chất lượng xương kém.
– Khớp háng không xi măng: Sự liên kết giữa khớp và xương nhờ sự phát triển của tổ chức xương vào khớp. Sự vững chắc thật sự của khớp chỉ đạt được sau mổ khoảng 6 tuần. Những tuần đầu sau mổ, bệnh nhân phải đi với nạng trợ giúp và chịu lực một phần. II
II. Các vấn đề sau thay khớp:
– Tắc mạch: do hình thành những cục máu đông, có thể do ít vận động sau mổ.
– Nhiễm trùng:
– Trật khớp: Người bệnh nên tránh những tư thế dễ làm trật khớp.
– Lỏng khớp: sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của bệnh nhân sẽ bị yếu đi theo thời gian. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm đến 20 năm tùy trường hợp.
– Lệch chi: Mức lệch chi cho phép là 1-2 cm.
– Cứng khớp: Phần mền quanh khớp bị xơ cứng làm giới hạn vận của khớp nhân tạo.
– Hạn chế các chức năng sinh hoạt, di chuyển.
III. Điều trị sau phẫu thuật:
– Kháng sinh phù hợp.
– Thuốc giảm đau.
– Chống viêm, giảm phù nề.
– Thuốc bổ xung can xi, chống thoái hóa khớp.
IV. Phục hồi chức năng:
– Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng là rất quan trọng, đóng góp vào sự thành công của phẫu thuật. Để đạt được hiệu quả trong tập luyện, cần có sự hiểu biết, lỗ lực của người bệnh và sự giúp đỡ của chuyên gia phục hồi chức năng.
– Người bệnh tập càng sớm càng tốt, giúp tăng tuần hoàn, giảm sưng nề chân mổ, tránh biến chứng tắt mạch, giúp hồi phục nhanh.
1. Mục tiêu cần đạt được khi xuất viện:
– Ngăn ngừa các biến chứng như: tắc mạch…
– Lấy lại sức mạnh các cơ quanh khớp háng và khớp gối
– Khớp gối gập và duỗi bình thường, tránh hiện tượng cứng khớp gối.
– Người bệnh biết cách đi lại với nạng hoặc khung tập đi.
– Người bệnh phải biết cách tập luyện để khi xuất viện bệnh nhân tự tập tại nhà (vì chương trình tập luyện còn kéo dài sau xuất viện).
– Biết các tư thế xấu dễ gây trật khớp háng để tránh trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Những điểm cần lưu ý khi tập luyện:
– Khuyến kích người bệnh tập các động tác vận động khớp chủ động, không nên tập vận động trợ giúp.
– Tập chậm, theo nhịp thở.
– Tập gồng cơ tĩnh, lực tập phải tăng dần.
– Khớp háng toàn phần có xi măng: đi lại với hai nạng hoặc khung tập đi, chân bệnh có thể chịu lực hoàn toàn. Thời gian đi nạng từ 3 đến 4 tuần.
– Khớp háng toàn phần không xi măng: đi lại với hai nạng, hoặc khung tập đi, chống chân chịu lực một phần. Thời gian đi nạng từ 8 đến 12 tuần.
– Dùng gối chèn giữa hai chân khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ để tránh khép chân.
– Nẹp bất động khớp gối ( nẹp Zimmer): sử dụng tùy trường hợp, phụ thuộc đường mổ khớp háng phía trước hay phía sau.
3. Chương trình tập luyện:
3.1. Ngày thứ nhất:
– Tập vận động chủ động khớp cổ chân, bàn chân, nhất là động tác gập mu chân
– Tập tăng cường sức cơ tứ đầu đùi: nâng thẳng cẳng chân
– Tập ngồi dậy: trên giường hoặc ngồi thả lỏng 2 chân. Nếu bệnh nhân cao tuổi thì ngày thứ nhất chỉ ngồi dậy tư thế Fowler
– Tập thở: thở ngực, thở bụng, người bệnh tập hít thở sâu làm tăng dung tích phổi.
– Tập gồng cơ bụng giúp người bệnh tiểu tiện dễ dàng
3.2. Ngày thứ 2:
– Tiếp tục tập vận động cổ chân, bàn chân và tập nâng thẳng chân
– Tập dạng chân: Nằm trên giường, dạng chân khoảng 40 độ
– Tập duỗi gối và gập gối không nâng đỡ cẳng chân
– Tập mạnh cơ mông, cơ đùi sau.
3.3. Ngày thứ 3 đến hết tuần:
– Tiếp tục tập các bài tập trên
– Tập đi lại bằng nạng hoặc khung tập đi: Chân mổ được phép chống chịu lực một phần hoặc hoàn toàn trong lúc đi lại. Thời gian đi nạng tuỳ thuộc vào loại khớp được thay.