Phục hồi chức năng sau thay khớp háng (Giai đoạn từ 3 đến 6 tuần sau mổ)

CÁC BÀI TẬP 3 TUẦN SAU PHẪU THUẬT

1 Mục tiêu: Trong 3 tuần đầu tập trung các bài tập vận động khớp háng, tăng cường dần khả năng đứng và đi để cuối tuần thứ 3 có thể tự vận động được khớp háng trên giường hoặc ra khỏi giường và ngồi vào ghế, tự đi vệ sinh, đi lại trong nhà với khung đi hoặc nạng, sử dụng cầu thang an toàn với gậy hoặc nạng.

2 Các bài tập:
2.1 Nhấc chân lên khỏi mặt giường: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, sau đó nhấc cả bàn chân bên mới mổ lên khỏi mặt giường 10-15 cm rồi đặt trở lại chỗ cũ trên mặt giường. Mỗi giờ làm 10 lần như vậy. Tác dụng làm giảm xưng phù, phòng ngừa hình thành cục máu đông.

2.2 Co cơ bụng và gấp duỗi hai chân: Bệnh nhân nằm ngửa hai chân gấp hai bàn chân cách nhau rộng ngang vai. Sau đó tập co cơ sàn chậu và cơ bụng dưới (không di động thắt lưng và khung chậu) đồng thời duỗi một chân ra sau đó thả lỏng cơ bụng và co chân lại về vị trí cũ. Làm lại 8 lần rồi tiếp tuc như vậy với chân kia. Mỗi ngày tập 3 lần

2.3 Co cơ mông: Bệnh nhân nằm ngửa hai chân duỗi thẳng, sau đó tập co cơ hai bên mông lại với nhau (làm như là cố giữ một chiếc bút kẹp giữa hai mông), giữ như vậy 6 giây, thả lỏng rồi làm lại 6 đến 8 lần. Mỗi ngày tập 3 lần

2.4 Dạng khớp háng: Bệnh nhân nằm ngửa, một chân gấp, một chân duỗi. Tập co cơ bụng dưới, giữ thẳng chân bên duỗi rồi dạng ra phía ngoài trong khi vẫn giữ gót chân sát mặt giường. Sau đó thả lỏng cơ bụng, đưa chân về vị trí ban đầu, làm lại 6-8 lần , tập tiếp như vậy với chân bên kia. Mỗi ngày tập 3 lần

2.5 Kéo giãn khớp háng: Bệnh nhân nằm ngửa, hai gối gấp, sau đó tập co cơ bụng dưới và khung chậu, giữ ở tư thế đó, sau đó:

– Dùng một khăn dài hoặc mảnh vải quấn quanh đùi rồi kéo đùi vào bụng nhưng không làm gấp háng quá 90 độ.

– Duỗi thẳng chân kia trên mặt giường cho đến khi có cảm giác giác phía trước khớp háng được kéo căng ra, giữ ở tư thế đó và không làm cong thắt lưng lên, sau đó gấp khớp gối lại đồng thời duỗi chân bên kia ra, giữ ở tư thế kéo giãn 30 giây, làm lại 3-4 lần, tiếp tục tập như vậy với chân kia. Mỗi ngày tập 1 lần

2.6 Nâng mông lên (làm cầu): Bệnh nhân nằm ngửa hai chân gấp, không gối đầu hoặc chỉ dùng gối mỏng, kẹp một gối tròn giữa hai khớp gối. Sau đó co cơ bụng dưới, cơ khung chậu rồi nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ cơ lưng thư giãn, giữ hai gối kẹp giữ gối bông ở giữa rối từ từ đặt mông xuống mặt giường, làm lại 8-10 lần như vậy. Mỗi tuần tập 3 lần.

2.7 Co cơ mông: Bệnh nhân ngồi trên ghế, hai bàn chân sát trên sàn nhà cách nhau khoảng rộng bằng vai, hai bàn tay đặt cạnh hai bên đùi. Tập co cơ bụng dưới và cơ hai bên mông lại với nhau (làm như để nâng mông lên), giữ như vậy 6 giây, sau đó thư giãn, rồi làm lại 6-8 lần. Mỗi ngày tập 3 lần

2.8 Duỗi thẳng hai gối: Bệnh nhân ngồi trên giường, tựa lưng vào thành giường. Đặt một gối tròn dưới khoeo chân mới mổ sau đó tập co cơ bụng dưới đồng thời nhấc bàn chân lên và duỗi thẳng gối ra, rồi từ từ đặt bàn chân trở lại vị trí cũ, làm lại 6-8 lần như vậy. Mỗi ngày tập 3 lần

2.9 Kéo giãn cơ mặt sau đùi: Bệnh nhân ngồi trên ghế ở tư thế đúng, giữ một gối tròn giữa hai đùi, co cơ bụng dưới và siết hai đùi lại với nhau, nâng bàn chân mới mổ lên và duỗi thẳng khớp gối, dừng lại khi cảm thấy săng ở sau đùi kể cả khi gối chưa duỗi thẳng, giữ ở vị trí kéo căng 30 giây, thư giãn rối làm lại 3 lần, sau đó tập như vậy với chân kia. Mỗi ngày tập 01 lần

2.10 Kéo giãn cơ bắp chân: Bệnh nhân đứng cạnh bàn để vịn đỡ, đặt một vật cứng (hộp gỗ, mảnh gỗ..) dày 7-8 cm dưới sàn nhà cạnh bàn dẫm nửa trước bàn chân bên mới mổ lên vật đó, bàn chân kia đặt bên cạnh. Sau đó tập co cơ bụng dưới và cơ mông thấp (làm như là cố giữ một chiếc bút chì kẹp giữa hai mông). Đưa hai khớp háng về phía phía trước đề có cảm giác kéo giãn dọc theo cơ sau bắp chân, giữ như vậy 30 giây, nghỉ rồi làm lại 3-4 lần, tập tiếp như vậy với chân kia. Mỗi ngày tập 1 lần

2.11 Gấp khớp háng: Bệnh nhân ngồi sát mép ghế có đệm trên mặt, hai chân đặt trên sàn nhà, có thể nắm tay vào cạnh ghế để đỡ). Sau đó co cơ bụng dưới và cơ sàn chậu rồi từ từ nhấc chân mới mổ lên khỏi sàn nhà, làm gấp khớp háng không quá 90 độ sau đó, giữ cơ bụng và mông ở trạng thái co trong khi đưa chân về vị trí cũ trên sàn nhà. Nghỉ rồi làm lại 6-8 lần như vậy, sau đó tập lại như thế với chân kia. Mỗi ngày tập một lần.

2.12 Duỗi thẳng khớp háng và nâng chân lên: Bệnh nhân đứng tựa bụng vào bàn phía trước, nâng xương cùng cụt lên để làm cho đoạn thắt lưng hơi cong.Tập co cơ bụng dưới và cơ khung chậu sau đó đứng bằng chân lành nhấc chân mới mổ lên phía sau, chú ý không được làm xoay khớp háng hoặc khung chậu, rồi lại đưa chân xuống trở về vị trí ban đầu, vẫn giữ cho đoạn thắt lưng hơi cong như cũ. Làm lại 8-15 lần. Mỗi tuần tập 3 lần

2.13 Đứng, gấp khớp gối: Bệnh nhân đứng vịn tay vào bàn phía trước, chân mới phẫu thuật thả lỏng và duỗi ra phía sau. Sau đó co cơ bụng dưới và cơ mông thấp rồi gấp khớp gối chân mới mổ bằng cách đưa gót chân về phía mông, làm lại 8-15 lần. Mỗi tuần tập 3 lần

2.14 Chuyển trọng lượng từ chân này sang chân kia: Bệnh nhân đứng hai chân dạng rộng bằng vai, sau đó tập co cơ bụng dưới và cơ mông thấp (làm như là cố giữ chiếc bút chì ở giữa hai mông). Rồi nâng và chuyển trọng lượng từ chân này sang chân kia bằng cách hạ mông thấp xuống (di động rất ít) tron khi vẫn giữ chân kia ép lên sàn nhà làm như là chỉ sử dụng một chân và một bên mông để đỡ cho toàn bộ cơ thể. Làm lại 6 -8 lần. Mỗi ngày tập 3 lần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ quyền tác giả !!